• 090 663 47 86
  • 20@atlasfinefood.com

Những sai lầm khi nấu ăn mà nhiều người hay mắc phải

Kết hợp nguyên liệu hay chế biến không đúng cách là những sai lầm phổ biến khi nấu ăn mà nhiều người hay mắc phải. Việc nấu ăn đúng cách không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho những người thân trong gia đình bạn. Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cùng xem dưới đây nhé.

1. Sử dụng dầu ăn sai cách

dùng dầu ăn sai cách

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu ăn, nhưng để đảm bảo cho sức khỏe thì phải sử dụng đúng cách. Có nhiều loại dầu ăn khác nhau, từ thực vật cho tới động vật và mỗi loại sẽ phù hợp với một mục đích khác nhau.

Đối với những món chiên, rán thì ta cần những loại dầu chịu được nhiệt độ cao, trong khi những món ăn  nhanh như salad hay dùng để trộn thực phẩm thì ta lại cần đến những loại dầu thực vật như dầu ô liu nguyên chất.

Ngoài ra, khi nấu ăn cũng không nên đun nóng dầu quá lâu, việc đun dầu sôi, bốc khói sẽ làm dầu sản sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư. Sử dụng nhiều dầu ăn cũng không tốt cho sức khỏe, nó làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề liên quan tới  tim mạch.

2. Hâm thức ăn nhiều lần

Việc hâm lại thức ăn nhiều lần sẽ làm cho các thành phần trong thức ăn bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Khi đó, chất béo kết hợp với carbohydrate sẽ tạo ra một hợp chất gây ung thư.

3. Thịt cháy cạnh

sai lầm nhiều người hay mắc phải khi nấu ăn

Đây là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, giám đốc sáng lập Chương trình Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Trường Cao đẳng Nghề Y tế thuộc Đại học Pace tại Mỹ – ông Christen Cupples Cooper cho biết, những thực phẩm bị chiên cháy cạnh khi chiên hoặc nướng có thể bị nhiễm HCAs (heterocyclic amines) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), đây là hai thành phần có thể gây hại đến DNA ở con người.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để có kết luận chính xác nhất về điều này, nhưng theo ông mọi người vẫn nên hạn chế những thực phẩm như vậy.

4. Sử dụng thớt chưa đúng cách

cách sử dụng thớt nấu ăn đúng cách

Nhiều gia đình có thói quen chỉ sử dụng một chiếc thớt duy nhất cho việc nấu nướng, từ việc chế biến thức ăn sống cho tới thức ăn chín. Cho dù rửa sạch sau mỗi lần sử dụng nhưng thực tế thì nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng vẫn còn bám lại.

Khi bạn sử dụng thức ăn chín trên những chiếc thớt này, vi khuẩn sẽ theo thức ăn đi vào trong cơ thể, gây hại cho đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Thậm chí các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, lượng vi khuẩn ở bề mặt thớt gỗ còn bẩn hơn nhà vệ sinh của gia đình.

Ngoài ra, những chiếc thớt quá cũ chính là môi trường thích hợp cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Vì vậy, bạn nên sử dụng vài chiếc thớt cho nhiều mục đích khác nhau, và rửa thật sạch sau mỗi lần sử dụng cũng như để nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Không rửa nồi sau mỗi món ăn

Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian mà không rửa nồi sau khi nấu xong một món ăn, và tiếp tục dùng để nấu cho món ăn tiếp theo. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm khi nấu ăn mà nhiều người hay mắc phải. Sau khi nấu xong, những vụn thức ăn sẽ còn sót lại, việc đun nóng tiếp sau đó sẽ làm cho chúng tạo ra những chất có hại.

Nếu việc này diễn ra nhiều lần, theo thời gian chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là ung thư.

6. Không dùng máy hút mùi trong bếp

Vì nhiều lý do mà nhiều gia đình không sử dụng máy hút mùi khi nấu ăn. Nhưng bạn có biết rằng, việc hít phải khói từ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn bị cháy khét trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe phổi của bạn. Đó là lý do vì sao trong gian bếp nhà bạn nên có một chiếc máy hút mùi.

7. Những sai lầm khi nấu ăn khác

những sai lầm khi nấu ăn

Cho mì chính vào món ăn có nhiều vị chua: Món ăn có vị chua sẽ làm mì chính khó hòa tan, ngoài ra nó còn làm sản sinh ra một loại axit không tốt cho sức khỏe.

Cho nước lạnh khi hầm xương, thịt: Xương và thịt là thực phẩm chứa nhiều lipid và protein. Trong quá trình nấu, việc cho thêm nước lạnh sẽ làm nhiệt độ trong nồi bị giảm đột ngột, khiến cho lipid và protein có trong thịt bị đông lại, làm mất đi giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Nấu quá chín các loại rau củ: Khi nấu quá chín, hàm lượng vitamin C có trong rau, củ sẽ bị giảm đáng kể.

Làm nguội trứng với nước lạnh: Nhiều người có thói quen sau khi luộc trứng sẽ ngâm với nước lạnh để cho nhanh nguội. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì khi gặp nước lạnh vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng và gây hại cho sức khỏe.

Ngâm rau lâu với nước: Để rau được sạch, thay vì ngâm quá lâu với nước, hãy rửa chúng với nước muối. Ngoài ra, bạn cũng không nên thái nhỏ rau trước khi rửa.

Ngâm thịt, cá trong chậu nước: Khi ngâm với nước, lượng  khoáng chất có trong cá và thịt sẽ giảm đi đáng kể.

Dùng nước nóng để rã đông thịt: Khi tiếp xúc với nước nóng, các chất ngọt sẽ bị hòa tan với nước, làm cho thịt mất đi độ mềm và mùi thơm.

Đun sôi dầu ăn: Khi ở nhiệt độ cao, cấu trúc của dầu ăn sẽ bị phá vỡ, sản sinh ra những thành phần không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Cho gừng vào quá sớm khi kho cá: Cho gừng vào quá sớm, protein trong cá sẽ làm mất đi khả năng khử mùi tanh của gừng.

Luộc mì với lửa quá to: Lửa quá to sẽ làm cho phần bên trong của sợi bì bị cứng.

Chiên lạp xưởng, jambon, thịt muối: Trong 3 thực phẩm này có chứa muối nitorat ammoni, khi chiên chúng sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Ướp gia vị sớm khi qua vịt: Đối với món vịt quay, việc ướp gia vị quá sớm sẽ làm cho protein trong thịt bị đông lại, khi nướng các thớ thịt sẽ bị co cứng lại, làm món ăn mất đi độ ngon vốn có. Bạn chỉ nên ướp trong khoảng  1 tiếng là tốt nhất.

Xào rau xanh với giấm: Không nên làm như vậy. Trong giấm có chứa axit, điều này làm cho rau sẽ bị ngả sang màu vàng, ngoài ra giấm cũng làm mất đi một phần dinh dưỡng của rau xanh.

Xem thêm: Các loại gia vị và thảo mộc trong nấu ăn.

Đăng ký nhận tin

    Viện dưỡng lão Bình Mỹ Máy đóng gói bao bì tự động
    Shoping Cart

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.