• 090 663 47 86
  • 20@atlasfinefood.com

Bệnh tiểu đường và những điều cần biết

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ tử vong sớm ở các quốc gia. Có hai loại tiểu đường chính, đó là loại 1 và loại 2.

Trong số hai loại này thì tiểu đường loại 2 có lẽ là loại nhiều người gặp phải nhất. Các chuyên gia ước tính rằng có tới 750.000 người có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 mà không hề biết.

Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế chất béo bão hòa trong chế độ ăn, bổ sung đủ lượng rau, củ, quả, trái cây, những thực phẩm có chỉ số GI thấp, đặc biệt là những loại ngũ cốc nguyên hạt.

Vậy bệnh tiểu đường là gì?

bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một tình trạng mãn tính phổ biến xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Insulin có vai trò kiểm soát quá trình di chuyển glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể.

Ở những người bệnh đái tháo đường, quá trình này diễn ra không thành công, từ đó lượng glucose trong máu trở nên quá cao (tăng đường huyết). Tăng đường huyết có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Insulin

Insulin rất quan trọng cho sự sống. Nó là một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tụy, một tuyến nằm ngay sau dạ dày. Insulin là một trong những hormone giúp kiểm soát mức đường huyết, là nhiên liệu quan trọng cho tế bào.

Insulin giúp loại bỏ glucose khỏi máu và giúp nó đi vào các tế bào, chẳng hạn như cơ, não và gan. Lượng đường trong máu cao hay thấp đều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Mức đường huyết thấp được gọi là hạ đường huyết, còn đường huyết cao được gọi là tăng đường huyết.

Các loại bệnh tiểu đường

các loại bệnh tiểu đường

Có hai loại bệnh tiểu đường chính đó là, bệnh tiểu đường loại 1 –  phụ thuộc insulin và bệnh tiểu đường loại 2 – không phụ thuộc insulin. Một loại khác của tiểu đường đó là tiểu đường thai kỳ – GDM, loại này đôi khi phát triển trong quá trình mang thai nhưng lại biến mất sau sinh.

Bệnh tiểu đường loại 1 hay bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự chống lại chính nó, gây tổn thương cho các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin, dẫn tới quá trình sản xuất insulin chấm dứt.

  • Bệnh tiểu đường loại 1 được quản lý bằng cách tiêm insulin kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Bệnh tiểu đường loại 2 hay bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc insulin được sản xuất ra nhưng lại hoạt động đúng cách. Tình trạng này thường liên quan đến thừa cân hoặc béo phì.

  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày và hoạt động thể chất đều đặn là hai cách tiếp cận chính để điều trị.

Những triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Những triệu chứng chính để nhận biết một người mắc bệnh đái tháo đường bao gồm

  • Hay khát nước và uống nước nhiều hơn bình thường
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thời gian lành của các vết thương lâu hơn bình thường
  • Mờ mắt
  • Chân, tay đau hoặc tê nhói.

Đối với đái tháo đường tuýp 1, những triệu chứng thường sẽ phát triển nhanh chóng trong vài tuần, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ có thể điều trị bằng insulin.

Với đái tháo đường tuýp 2, các triệu chứng sẽ phát triển chậm hơn, có thể kéo dài tới vài tháng. Một số người có các triệu chứng rất nhẹ khiến họ tin rằng đó có thể do các nguyên nhân khác. Trong khi đó một số người lại không có triệu chứng gì, nhưng khi khám vẫn ra bệnh.

Hầu hết những người mắc bệnh khi được khác đều có tình trạng thừa cân. Vì vậy, loại này có thể ngăn ngừa và hồi phục trong giai đoạn đầu nếu cân nặng được kiểm soát và duy trì một lối sống khỏe mạnh.

Lời khuyên giúp phòng chống bệnh tiểu đường

cách phòng tránh bệnh tiểu đường

  • Duy trì một trong lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Duy trì hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày
  • Ăn uống lành mạnh, đa dạng
  • Các bữa ăn cơ bản với thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây, mì ống và ngũ cốc ăn sáng
  • Chọn các sản phẩm bột nguyên cám, nhiều chất xơ
  • Ăn nhiều loại trái cây, rau, củ, quả, đặt mục tiêu ít nhất 5 phần mỗi ngày
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo và đường
  • Chọn thịt nạc, cá, đậu
  • Chọn thực phẩm từ sữa ít chất béo
  • Chọn các sản phẩm ít muối, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn

Xem thêm: 3 Loại hạt tốt cho người bệnh tiểu đường

Đăng ký nhận tin

    Viện dưỡng lão Bình Mỹ Máy đóng gói bao bì tự động
    Shoping Cart

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.