Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng hạt lanh lại được xem như một siêu thực phẩm bởi những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Những thành phần quan trọng cho sức khỏe có trong loại hạt dinh dưỡng này có thể kể đến như như chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, axit béo omega 3, protein, chất xơ và các khoáng chất.
1. Hạt lanh giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể
Một trong những lợi ích nổi bật nhất của loại hạt dinh dưỡng này đó là khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Theo đó, việc tiêu thụ hạt lanh mỗi ngày đã giúp những người có lượng cholesterol cao giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu.
Nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường cũng cho thấy, lượng cholesterol HDL đã được cải thiện sau khi những người này dùng hạt lanh mỗi ngày. Ngoài ra, cholesterol xấu và cholesterol toàn phần ở phụ nữ mãn kinh cũng giảm rõ rệt sau khi bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Hạt lanh giúp ngăn ngừa ung thư
So với những thực phẩm thực vật khác, hạt lanh giúp cung cung cấp một lượng lớn “lignans”. Lignans là một hợp chất thực vật có vai trò như một chất chống oxy hóa và có khả năng như estrogen trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người phụ nữ có thói quen sử dụng loại hạt này sẽ có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn đáng kể so với những người không sử dụng, đặc biệt là những phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Không chỉ vậy, hạt lanh cũng có khả năng ngăn chặn ung thư ở nam giới. Theo đó, các chuyên gia đã bổ sung hạt lanh vào thực đơn ít chất béo của 15 nam giới, và 15 người khác cũng có chế độ ăn ít chất béo tương tự, chỉ khác là không có hạt lanh.
Sau 4 tuần kết quả cho thấy, khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt ở những nam giới được tiêu thụ hạt lanh thấp hơn đáng kể so với nhóm người còn lại.
Những nghiên cứu được thực hiện trên động vật cũng cho thấy khả năng của loại hạt này trong việc ngăn ngừa ung thư da và ung thư ruột.
3. Hạt lanh và bệnh tiểu đường
Một trong những căn bệnh nan giải hiện nay đó là bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là do cơ thể bị kháng insulin và không thể tự tiết ra insulin. Điều này xảy ra phổ biến ở những người thừa cân và người cao tuổi.
Chất xơ không hòa tan có trong hạt lanh giúp làm chậm sự giải phóng lượng đường vào máu, từ đó lượng đường huyết cũng được kiểm soát tốt hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tiêu thụ loại hạt này như một thói quen để giữ lượng đường huyết ở mức ổn định.
4. Chứa nhiều protein
Protein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nó giúp kiểm soát cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nấm và các khối u. Nếu bạn không thích ăn thịt thì hạt lanh sẽ là một sự lựa chọn phù hợp để giúp bạn bổ sung lượng protein cần thiết.
5. Mối liên hệ giữa hạt lanh và huyết áp
Hạt lanh có khả năng giảm huyết áp cả tâm thu và tâm trương, từ đó giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ.
6. Chất béo lành mạnh
Giống như hạt chia và quả óc chó, hạt lanh cũng có một lượng lớn axit béo Omega 3 (ALA). Đây là loại axit béo thiết yếu có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không thể tự tạo ra mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, ALA có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của cholesterol trong các mạch máu, giảm sự phát triển của những khối u và giảm viêm động mạch.
Do đó, ngoài việc ăn cá thì bạn cũng nên bổ sung loại hạt này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để bổ sung axit béo Omega 3 cần thiết.
7. Kiểm soát cân nặng
Những loại hạt giàu chất xơ như hạt lanh, hạt chia, hạt hạnh nhân đều có khả năng kiểm soát cân nặng hiệu quả thông qua việc kéo dài cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
Để sử dụng hạt lanh bạn có thể rang chín lên và sử dụng trực tiếp hoặc cho vào các món ăn nhẹ. Khi xay thành bột, cơ thể sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm các loại hạt tại: Hạt Dinh Dưỡng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.