• 090 663 47 86
  • 20@atlasfinefood.com

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Có hai loại bệnh tiểu đường chính là loại 1 và loại 2. Cả hai loại bệnh tiểu đường đều là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc glucose. Glucose là nhiên liệu nuôi các tế bào của cơ thể bạn, nhưng để đi vào tế bào nó sẽ cần tới một chiếc chìa khóa. Insulin chính là chiếc chìa khóa đó.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không sản xuất insulin. Bạn có thể coi nó như là không có chìa khóa. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không đáp ứng insulin tốt như họ cần. Bạn có thể coi nó như một chiếc chìa khóa bị hỏng.

Cả hai loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều đó làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có gì khác nhau

Nếu không được quản lý, bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể dẫn tới những triệu chứng như

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường xuyên thấy khát và uống nhiều nước
  • Cảm thấy rất đói
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Các vết thương lâu lành

Ngoài những triệu chứng trên thì những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 cũng có thể hay nổi nóng, tâm trạng thất thường và giảm cân không kiểm soát.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 cũng có thể bị tê và ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của họ. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), quản lý tốt lượng đường sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị tê và ngừa ran ở người mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Mặc dù nhiều triệu chứng của hai loại bệnh tiểu đường là giống nhau nhưng chúng biểu hiện theo những cách rất khác nhau.

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ không có các triệu chứng trong nhiều năm và các triệu chứng của họ thường phát triển chậm theo thời gian. Thậm chí, một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoàn toàn không có triệu chứng và không phát hiện ra mình mắc bệnh cho đến khi các biến chứng phát sinh.

Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 phát triển nhanh chóng, thường là trong vài tuần. Nó từng được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, loại này thường phát triển ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù vậy, nó có thể phát triển ở giai đoạn sau của cuộc sống.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường ?

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể có tên giống nhau, nhưng chúng là những bệnh khác nhau với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

2.1. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chịu trách nhiệm chống lại các tác nhân ngoại xâm, chẳng hạn như virus và vi khuẩn có hại.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ  thống miễn dịch nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh của cơ thể với những kẻ xâm lược từ bên ngoài. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Sau khi các tế bào này bị phá hủy, cơ thể sẽ không thể sản xuất insulin.

Các chuyên gia không biết tại sao hệ thống miễn dịch đôi khi lại tấn công các tế bảo của chính cơ thể. Nó có thể liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với virus. Nghiên cứu về các bệnh tự miễn dịch vẫn đang được tiến hành.

2.2. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị kháng insulin. Cơ thể vẫn sản xuất insulin, nhưng nó không thể sử dụng nó một cách hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao một số người trở nên kháng insulin và những người khác thì không. Nhưng một số yếu tố lối sống có thể góp phần, bao gồm cả việc không hoạt động và mang cân nặng quá sức.

Các yếu tố khác như di truyền và môi trường cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Khi bạn phát triển bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy của bạn sẽ cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn. Bởi vì cơ thể bạn không thể sử dụng insulin hiệu quả nên glucose sẽ tích tụ trong máu của bạn.

3. Mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường

So với loại 1 thì tiểu đường loại 2 phổ biến hơn nhiều. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, báo cáo thống kê về bệnh đái tháo đường năm 2020 cho thấy, 34,2 triệu người ở Hoa kỳ đang sống với bệnh tiểu đường đã được chuẩn đoán hoặc chưa được chuẩn đoán. Trong đó, 90 đến 95% người mắc bệnh tiểu đường thuộc loại 2.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng dần theo độ tuổi.

Khoảng 10,5% của dân số nói chung mắc bệnh tiểu đường. Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ này đạt 26,8%. Chỉ có 25 trong số 10.000 người Mỹ dưới 20 tuổi được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vào năm 2018.

Nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường với tỷ lệ gần như nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn ở một số chủng tộc và dân tộc nhất định. Theo đó, người Mỹ da đỏ, người Alaska bản địa và người Mỹ gốc Mexico có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất ở cả nam và nữ

4. Những yếu tố dẫn tới bệnh tiểu đường

4.1. Các yếu tố dẫn tới nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm

Tiền sử gia đình: Những người có cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ tự phát triển bệnh này cao hơn.

  • Tuổi tác: Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Địa lý: Có thể bạn chưa biết như những người càng ở xa thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 càng cao.
  • Di truyền: Sự hiện diện của một số gen làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1.

4.2. Bạn có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 nếu bạn:

  • Bị tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu hơi cao
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có nhiều mỡ bụng
  • Không hoạt động thể chất
  • Người trên 45 tuổi
  • Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, là bệnh tiểu đường khi mang thai
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Có hội trứng buồng trứng đa nang (PCOS)

5. Làm sao để chuẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 và 2 ?

Xét nghiệm chính được sử dụng để chuẩn đoán cả hai loại tiểu đường được gọi là xét nghiệm A1C, hoặc hemoglobin glycated.

Xét nghiệm máu này xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 đến 3 tháng qua. Bác sĩ có thể lấy máu của bạn hoặc chích ngón tay của bạn. Theo đó, mức đường huyết của bạn càng cao trong vài tháng qua thì mức A1C của bạn sẽ càng cao. Kết quả thử nghiệm sẽ được biểu thị dưới dạng phần trăm. Khi A1C có mức từ 6,5 phần trăm trở lên cho thấy người khám đã mắc bệnh tiểu đường.

Mặc dù vậy, phương pháp này không chính xác đối với những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nếu bạn có tình trạng này thì bác sĩ sẽ phải sử dụng một phương pháp xét nghiệm khác.

6. Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào ?

Không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường loại 1. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 không thể sản xuất insulin, vì vậy nó phải được tiêm thường xuyên vào cơ thể. Một số người dùng thuốc tiêm vào mô mềm, chẳng hạn như cánh tay hoặc mông, vài lần mỗi ngày.

Có nhiều người khác thì sử dụng máy bơm insulin. Máy bơm insulin cung cấp một lượng insulin ổn định vào cơ thể thông qua một ống nhỏ. Ngoài ra, kiểm tra lượng đường trong máu là một phần thiết yếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1, vì mức độ có thể tăng và giảm nhanh chóng.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, nó có thể được kiểm soát và thậm chí đảo ngược chỉ với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, mặc dù vậy một số người vẫn cần được hỗ trợ thêm. Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc để giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Theo dõi lượng đường trong máu của bạn cũng là một phần thiết yếu của việc quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Đó là cách duy nhất để biết liệu bạn có đạt được các mức mục tiêu của mình hay không.

Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thỉnh thoảng hay thường xuyên. Nếu lượng đường trong máu cao, bác sĩ có thể đề nghị tiêm insulin cho bạn.

7. Chế độ ăn nào phù hợp với người bệnh tiểu đường ?

sự khác nhau giữa hai loại tiểu đường

Quản lý dinh dưỡng là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 1, hãy làm việc với bác sĩ để xác định lượng insulin bạn có thể cần tiêm sau khi ăn một số loại thực phẩm.

Ví dụ, carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Bạn cần phải chống lại điều này bằng cách dùng insulin, nhưng bạn cần biết lượng insulin cần dùng sao cho hợp lý.

Người bệnh tiểu đường loại 2 cần tập trung vào việc ăn uống lành mạnh. Giảm cân thường là một phần của kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bác sĩ có thể đề nghị một kế hoạch bữa ăn ít calo cho bạn. Điều này nghĩa là bạn phải giảm tiêu thụ mỡ động vật và đồ ăn vặt.

8. Có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hay không ?

Bệnh tiểu đường loại 1 không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thông qua những thay đổi lối sống sau:

  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Làm việc với bác sĩ của bạn để có một kế hoạch giảm cân lành mạnh nếu bạn đang bị thừa cân
  • Hoạt động thể chất thường xuyên
  • Có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và giảm thức ăn có đường hoặc thức ăn chế biến quá kỹ

Ngay cả khi bạn không thể tự ngăn ngừa bệnh, việc theo dõi cẩn thận cũng có thể đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm:

Đăng ký nhận tin

    vận chuyển container bằng sà lanvận chuyển hàng hóa bằng sà lan
    Shoping Cart

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.